[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Pfizer Manufacturing Belgium NV – Belgium.
Hộp 1 lọ 1ml.
Hỗn dịch tiêm.
Mỗi lọ thuốc có chứa:
– Methylprednisolone acetate 40mg/ml.
– Tá dược vừa đủ 1 lọ.
– Methylprednisolone là một Glucocorticoid hoạt lực mạnh. Nó có có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Hiệu lực chống viêm của Methylprednisolone cao hơn Prednisolon và gấp năm lần so với Hydrocortisone.
– Cơ chế tác dụng: Methylprednisolon làm giảm số lượng các tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên. Ngoài ra còn làm giảm nửa đời thải trừ của bạch cầu trung tính và ngăn cản sự thoát ra khỏi lòng mạch và đến vị trí viêm. Glucocorticoid làm giảm hoạt động của đại thực bào do đó hạn chế khả năng diệt vi sinh vật và ức chế sản sinh Interferon-gama, Interleukin-1, chất gây sốt, các yếu tố gây hoại tử chỗ và chất hoạt hóa Plasminogen.
– Tác dụng lên tế bào lympho làm giảm sản sinh Interleukin-2, làm giảm tổng hợp Prostaglandin do hoạt hóa Phospholipase A2.
– Methylprednisolon làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của Kinin và các nội độc tố vi khuẩn, làm giảm lượng Histamin giải phóng bởi bạch cầu ưa base.
Thuốc Depo – Medrol được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn đối với các trường hợp:
– Bệnh nội tiết:
+ Suy vỏ thượng thận tiên phát hoặc thứ phát (kết hợp với Mineralocorticoid).
+ Suy vỏ thượng thận cấp tính.
+ Điều trị trước phẫu thuật, chấn thương nặng.
+ Tăng Calci máu do ung thư,…
– Bệnh thấp khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp ở thiếu niên, viêm cột sống, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp do vẩy nến, viêm khớp do Gout cấp, viêm mỏm lồi cầu, viêm xương khớp sau chấn thương, viêm màng hoạt dịch,…
– Điều trị Lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ, viêm tim cấp.
– Bệnh về da: bệnh Pemphigus, ban đỏ dạng cấp tính (hội chứng Stevens Johnson), viêm da tróc vảy, bệnh vẩy nến nặng, viêm da tiết bã nhờn,…
– Bệnh dị ứng: hen phế quản, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc mãn tính, dị ứng do dùng thuốc, phù thanh quản cấp tính không do nhiễm khuẩn, sốc phản vệ.
– Các bệnh về mắt: dị ứng hoặc viêm cấp tính và mãn tính nghiêm trọng ảnh hưởng đến mắt như loét giác mạc dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, zona mắt, viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm giác mạc,…
– Bệnh đường hô hấp: bệnh Sarcoid phổi, viêm thành phế nang nặng, viêm phổi do nhiễm khuẩn cơ hội ở bệnh nhân AIDS.
– Bệnh huyết học: thiếu máu tán huyết do tự miễn, giảm tiểu cầu thứ phát ở người lớn, thiếu máu RBC,…
– Trong điều trị ung thư: hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu và u lympho, bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em, cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối.
– Các tình trạng phù: giúp bài niệu và giảm protein niệu trong hội chứng thận hư nguyên phát (không kèm ure máu cao), hội chứng thận hư do lupus ban đỏ.
– Bệnh đường tiêu hóa: viêm loét đại tràng và viêm ruột đợt cấp.
– Lao màng não.
– Cấy ghép nội tạng(dự phòng thải ghép).
– Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
– Trong trường hợp khẩn cấp thì nên dùng đường tiêm tĩnh mạch.
– Khi dùng thuốc liều cao qua đường tĩnh mạch, nên truyền trong thời gian ít nhất 30 phút. Liều lên đến 250 mg nên được tiêm tĩnh mạch trong thời gian ít nhất năm phút.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có thể tham khảo liều dùng sau:
– Người lớn:
+ Liều dùng mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Nên dùng liều khởi đầu từ 10- 500mg/ngày.
+ Trong trường hợp khẩn cấp nên tiêm tĩnh mạch liều cao. Sau khi tình trạng bệnh nhân ổn định thì giảm liều và tiếp tục điều trị bằng Methylprednisolone dạng uống.
+ Đối với bệnh nhân điều trị kéo dài với thuốc Depo – Medrol thì cần giảm liều dần dần trước khi ngừng dùng thuốc.
– Người già:
+ Thuốc được sử dụng chủ yếu với các trường hợp cấp tính và trong thời gian ngắn.
+ Khi dùng thuốc ở bệnh nhân cao tuổi cần được theo dõi liên tục để phòng ngừa tác dụng phụ nguy hiểm.
– Trẻ em
+ Bệnh huyết học, thấp khớp, bệnh thận và da: liều thông thường là 30 mg/kg, tối đa 1g/ngày. Có thể dùng lặp lại sau 3 ngày.
+ Điều trị dự phòng phản ứng thải ghép nội tạng: liều thông thường là 10 – 20 mg/kg, tối đa 1g/ngày, dùng trong 3 ngày.
+ Bệnh hen: liều khuyến cáo là 1-4 mg/kg/ngày, dùng trong 1-3 ngày.
+ Liều ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể giảm nhưng phải được điều chỉnh theo mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như khả năng đáp ứng điều trị. Để điều trị bệnh hiệu quả thì liều ở trẻ em không được nhỏ hơn 0,5 mg/kg/ngày.
– Triệu chứng:
+ Ngộ độc tính cấp và rối loạn chuyển hóa Glucocorticoid rất hiếm xảy ra. Quá liều cấp tính có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh đã có từ trước như: loét đường tiêu hóa, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, tiểu đường và phù nề.
+ Nếu dùng Methylprednisolon liều cao trong thời gian dài có thể gây hoại tử gan và tăng amylase.
+ Nếu tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon liều cao có thể xuất hiện loạn nhịp tim, loạn nhịp thất và ngừng tim.
+ Dùng thuốc thường xuyên trong một thời gian dài có thể mắc hội chứng Cushing.
+ Nếu ngừng thuốc đột ngột có thể gây ức chế tuyến thượng thận.
– Xử trí: không có thuốc giải độc cụ thể trong trường hợp quá liều. Dùng các biện pháp điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Trong nhiễm độc mãn tính cần bổ sung kịp thời nước và điện giải.
Thuốc Depo – Medrol không được dùng trong một số trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Các nhiễm khuẩn nặng (trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não).
– Tổn thương da do virus, nấm hoặc lao.
– Đang dùng vaccin sống.
– Tiêm vào tủy sống, ngoài màng cứng hoặc bất cứ đường dùng không xác định nào khác.
Khi dùng thuốc Depo – Medrol có thể xuất hiện một số tác dụng phụ sau:
– Nhiễm trùng: do tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch do đó có thể che giấu các nhiễm trùng tiềm ẩn, nhiễm trùng cơ hội…
– Rối loạn máu: giảm bạch cầu lympho.
– Hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn có thể xảy ra như sốc phản vệ.
– Rối loạn nội tiết: có thể mắc hội chứng Cushing, ức chế trục tuyến yên-thượng thận.
– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giữ natri, giữ nước, nhiễm kiềm, giảm kali huyết, rậm lông, tăng ham muốn tình dục, tăng trọng lượng cơ thể, cân bằng nitơ âm do dị hóa protein, giảm calci huyết, ức chế sự phát triển ở trẻ em, làm nặng thêm bệnh tiểu đường.
– Hệ thần kinh: kích thích, hưng phấn, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, hưng cảm, ảo giác, rối loạn hành vi, khó chịu, lo âu, rối loạn giấc ngủ, động kinh và rối loạn chức năng nhận thức,…
– Rối loạn mắt: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, glocom,…
– Rối loạn tim mạch: suy tim sung huyết, vỡ cơ tim sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, phù, tăng huyết áp…
– Rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, chướng bụng, loét thực quản – dạ dày, viêm thực quản, thủng và xuất huyết dạ dày – ruột, viêm tụy, buồn nôn, nôn.
– Da: chậm lành vết thương, xuất hiện đốm xuất huyết, máu bầm, làm da mỏng, teo da, thâm tím, tăng sắc tố mô, mụn trứng cá.
– Rối loạn cơ xương: yếu cơ, loãng xương, gãy xương cột sống có chèn ép, gãy xương bệnh lý, hoại tử vô khuẩn, vỡ gân (đặc biệt gân Achilles).
– Có thể nhiễm trùng tại vị trí tiêm do không tuân thủ các quy tắc vô trùng.
– Ngưng thuốc đột ngột sau đợt điều trị kéo dài có thể dẫn đến suy thượng thận cấp tính, hạ huyết áp và tử vong.
Xử trí ADR:
– Nếu dùng thuốc trong thời gian dài thì phải giảm liều từ từ, không ngừng thuốc đột ngột.
– Dự phòng loét dạ dày – tá tràng bằng các thuốc kháng H2-histamin khi dùng thuốc liều cao.
– Dùng thuốc dài ngày cần dùng bổ sung Calci để dự phòng loãng xương.
– Những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật có thể phải dùng bổ sung Glucocorticoid do stress làm giảm hoặc do ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận.
Thuốc Depo – Medrol có thể xảy ra tương tác với các thuốc sau:
– Barbiturates, Aminoglutethimide, Rifampicin, Phenytoin: khi dùng đồng thời với Depo – Medrol có thể làm tăng chuyển hóa và dẫn đến giảm tác dụng của Corticoid.
– Các thuốc làm giảm nồng độ Kali (Amphotericin B, thuốc lợi tiểu): khi dùng đồng thời với những thuốc này, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện tình trạng hạ Kali máu.
– Macrolid và thuốc chẹn kênh Canxi: các thuốc này có thể ức chế quá trình chuyển hóa Methylprednisolone dẫn đến làm giảm độ thanh thải của thuốc. Do đó, điều chỉnh liều Methylprednisolone để tránh gây độc tính.
– Các thuốc kháng Cholinesterase và Methylprednisolone: khi dùng đồng thời với Methylprednisolone có thể làm trầm trọng thêm tình trạng yếu cơ ở những bệnh nhân nhược cơ.Nên được ngừng sử dụng các thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi bắt đầu điều trị Methylprednisolone.
– Warfarin: Methylprednisolone có thể gây ức chế tác dụng của Warfarin. Do đó, các chỉ số đông máu cần được theo dõi thường xuyên để duy trì tác dụng mong muốn.
– Đối với bệnh tiểu đường: Methylprednisolone có thể làm tăng nhu cầu Insulin và thuốc hạ đường huyết. Phối hợp Methylprednisolon với những thuốc lợi tiểu Thiazid làm tăng nguy cơ bất dung nạp Glucose.
– Ciclosporin: Có thể xuất hiện co giật khi dùng đồng thời Methylprednisolone và Ciclosporin.
– Glycosid digitalis: khi dùng đồng thời với Methylprednisolone có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim do hạ Kali huyết.
– Estrogen và các thuốc tránh thai: Estrogen có thể làm giảm sự chuyển hóa qua gan của Methylprednisolone, do đó làm tăng nồng độ Corticosteroid.
– Thuốc cảm ứng enzym gan (Barbiturate, Phenytoin, Carbamazepin, Rifampin): các thuốc gây cảm ứng enzym Cytochrome P450 3A4 làm tăng cường sự chuyển hóa của các Corticosteroid.
– Ketoconazole: khi dùng chung có thể làm giảm sự chuyển hóa Corticosteroid, dẫn đến làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
– Các thuốc NSAID: khi dùng đồng thời với Methylprednisolone có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa.
– Phụ nữ có thai:
Nghiên cứu cho thấy dùng Corticosteroid liều cao ở động vật mang thai có thể gây ra dị tật thai. Tuy nhiên, khi dùng trên người thì không gây những tác dụng này.
Do tính an toàn của thuốc khi dùng ở phụ nữ có thai chưa được xác định nên hạn chế dùng thuốc ở đối tượng này. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
– Bà mẹ cho con bú:
Corticosteroid bài tiết qua sữa mẹ có thể ngăn cản sự phát triển của trẻ bú mẹ và làm rối loạn sản xuất Glucocorticoid nội sinh.
Cân nhắc lợi ích và khả năng tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Khi dùng thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tầm nhìn, mệt mỏi. Do đó, bệnh nhân nên cẩn trọng khi lái xe và sử dụng máy móc.
– Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C.
– Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Depo – Medrol hiện được bày bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá bán dao động từ 40.000-50.000 đồng/lọ. Để mua được thuốc giá rẻ, uy tín và chất lượng, bạn có thể liên hệ trực tiếp tại website của công ty hoặc số hotline.
– Tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch tốt.
– Dạng thuốc tiêm tác dụng nhanh, phù hợp với nhiều đối tượng.
– Thuốc có giá thành tương đối rẻ.
– Hạn chế dùng được cho bà mẹ mang thai và cho con bú.
– Nhiều tác dụng phụ.
– Nhiều tương tác thuốc khi phối hợp.
– Thuốc sử dụng đường tiêm, phải được thực hiện bởi nhân viên y tế.
– Có nguy cơ gây phản ứng phản vệ.
Nguồn: https://bmgf-mic.vn/thuoc-depo-medrol-40mg-co-tac-dung-gi-gia-bao-nhieu-mua-o-dau/
Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam.
Hộp 1 chai 30ml.
Si rô.
Trong 1ml thuốc Bostanex siro 30ml chứa:
– Desloratadine 0,5mg.
– Tá dược: đường, Acid Citric, Natri Citrat, Natri Benzoat, màu vàng, Dinatri Edetat, vị trái cây, nước cất vừa đủ 1ml.
– Là chất đối kháng với Histamin H1 ngoại biên.
– Ức chế giải phóng các Cytokine tiền viêm nên ngăn chặn sự xảy ra phản ứng viêm, dị ứng.
– Giải phóng Histamin, làm nhẹ đi biểu hiện của bệnh mày đay.
– Làm giảm tình trạng sổ mũi, ngứa mũi, ngạt mũi, ngứa mắt, hắt xì, ngứa họng.
Thuốc được chỉ định để giảm nhẹ các biểu hiện của:
– Viêm mũi dị ứng.
– Nổi mày đay.
– Thuốc dùng đường uống.
– Sử dụng ống đong thể tích đi kèm để đong liều chính xác.
– Dùng trong hoặc ngoài bữa ăn.
– Dùng thuốc mỗi ngày 1 lần, nên uống vào 1 khoảng thời gian cố định.
– Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: mỗi ngày dùng 10ml.
– Trẻ từ 6-11 tuổi: mỗi ngày dùng 5ml.
– Trẻ 1-5 tuổi: mỗi ngày dùng 2,5ml.
– Quên liều: bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng lịch trình đã định. Không được dùng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.
– Quá liều:
+ Triệu chứng: một nghiên cứu khi dùng thuốc với liều gấp 9 lần liều thông thường vẫn không có biểu hiện lâm sàng.
+ Xử trí: điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Khi có biểu hiện bất thường, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Không nên dùng thuốc cho người bị quá mẫn với Desloratadine, Loratadin hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.
– Thường gặp:
+ Mất ngủ.
+ Đau đầu.
+ Khô miệng.
+ Tiêu chảy.
+ Sốt.
+ Mệt mỏi.
– Ít gặp:
+ Ra nhiều mồ hôi.
+ Ngứa, mày đay.
+ Nổi mẩn.
– Hiếm gặp:
+ Chóng mặt.
+ Buồn ngủ.
+ Sốc phản vệ.
+ Phù mạch.
+ Đau cơ.
+ Viêm gan.
+ Buồn nôn.
+ Tim đập nhanh.
+ Ảo giác.
– Không tìm thấy tương tác có ý nghĩa lâm sàng.
– Thức ăn, nước ép bưởi: không ảnh hưởng hấp thu thuốc.
– Rượu: không dung nạp rượu, ngộ độc.
– Đối với phụ nữ mang thai: các thử nghiệm trên cả động vật và người đều không cho thấy tác động có hại của thuốc. Tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định tính an toàn của thuốc. Cần cân nhắc sử dụng khi lợi ích vượt trội những nguy hiểm có thể xảy ra. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
– Đối với bà mẹ cho con bú: Desloratadin được bài tiết vào sữa mẹ. Vì thế, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.
Thuốc không gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, người bệnh đang dùng thuốc vẫn nên cẩn trọng khi làm những việc đòi hỏi sự tỉnh táo.
Cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị suy thận nặng, đái tháo đường, đang trong chế độ ăn kiêng Natri.
– Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C.
– Tránh ẩm, tránh ánh sáng.
– Để thuốc xa tầm với của trẻ em và vật nuôi trong nhà.
Hiện nay, thuốc Thuốc Bostanex siro 30ml đang có giá dao động trên thị trường khoảng từ 50.000 đến 60.000 VNĐ. Nếu có nhu cầu mua thuốc xin hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline để mua được thuốc với chất lượng thuốc tốt và giá cả hợp lý.
– Các tương tác thuốc đã được ghi nhận là không đáng kể.
– Có ống đong thể tích đi kèm, giúp người bệnh dễ dàng đong liều chính xác.
– Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến sự tỉnh táo và khả năng làm việc.
– Việc sử dụng thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
– Thời gian bán thải dài (27 tiếng), phù hợp với liều dùng mỗi ngày 1 lần, tránh phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.
– Thuốc được bài tiết qua sữa mẹ.
– Dạng siro nên độ ổn định kém hơn dạng thuốc viên.
Nguồn: https://bmgf-mic.vn/thuoc-bostanex-30ml-gia-bao-nhieu-mua-o-dau-co-tac-dung-gi/
Công ty dược phẩm Eli Lilly – Indiana, Hoa Kỳ.
Hộp 1 lọ x 10 ml.
Dung dịch tiêm.
Trong mỗi lọ thuốc có chứa:
– Insulin 100 IU/1ml.
– Tá dược vừa đủ 10 ml.
– Thuốc chứa hoạt chất là Insulin người sản xuất theo công nghệ tái tổ hợp gen, có tác dụng giống như Insulin được bài tiết tự nhiên trong cơ thể người.
– Insulin là 1 hormon do tế bào Beta tuyến tụy tiết ra, nhằm điều chỉnh và giữ cho nồng độ Glucose trong máu ở mức bình thường.
– Cơ chế hạ đường huyết của Insulin: Làm tăng việc sử dụng Glucose của tế bào, nhất là tế bào cơ. Mặt khác, nó cũng làm tăng quá trình tân tạo Glycogen từ Glucose ở gan, từ đó giúp cho lượng đường máu giảm xuống.
– Bệnh nhân bị đái tháo đường cần phải dùng Insulin để duy trì nồng độ đường trong máu.
– Kiểm soát đường huyết đối với phụ nữ có thai bị đái tháo đường thai kỳ.
Thuốc được dùng theo đường tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
– Đối với tiêm dưới da (da bụng, da đùi, cánh tay trên hoặc mông): tiêm trước khi ăn 30 phút.
+ Đầu tiên, sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 70 độ.
+ Sát khuẩn tay bằng cồn 70 độ hoặc đeo găng tay y tế.
+ Đưa mũi kim tiêm vào vị trí cần tiêm và bắt đầu tiêm theo đúng kĩ thuật tiêm dưới da đã được nhân viên y tế hướng dẫn.
+ Rút kim tiêm, làm sạch vùng da vừa tiêm bằng cồn 70 độ.
+ Cần phải thay đổi vị trí tiêm nếu tiêm thuốc thường xuyên, không tiêm chồng lên chỗ cũ.
– Đối với tiêm tĩnh mạch: thuốc được tiêm với tốc độ chậm và được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn.
Sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Quên liều: ngay khi phát hiện quên liều cần phải hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung liều vừa quên.
– Quá liều: có thể gây ra hiện tượng tụt đường huyết quá mức và hạ kali máu. Nếu không may sử dụng quá liều, cần đưa tới bệnh viện để xử lý, điều trị kịp thời.
Không sử dụng thuốc trên những đối tượng bệnh nhân sau:
– Phản ứng mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
– Người đang hoặc mới xảy ra tình trạng hạ đường huyết.
Một số phản ứng phụ của thuốc:
– Thường gặp nhất: hiện tượng hạ đường huyết.
– Hay gặp: mẩn đỏ, sưng nề, ngứa tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, phản ứng này thường mất sau vài ngày tới vài tuần.
– Rất hiếm gặp:
+ Phản ứng quá mẫn: phát ban, nổi mẩn ngứa toàn thân, khó thở, hen, tụt huyết áp, mạch nhanh, vã mồ hôi. Các trường hợp này cần phải đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí và cấp cứu kịp thời.
+ Rối loạn phân bố mỡ tại vị trí tiêm.
– Có thể phải tăng liều Insulin khi sử dụng cùng với các thuốc gây tăng đường huyết:
+ Thuốc thuộc nhóm Glucocorticoid.
+ Hormon tuyến giáp.
+ Thuốc cường Beta giao cảm.
– Điều chỉnh giảm liều Insulin nếu dùng kết hợp với:
+ Thuốc hạ đường huyết khác.
+ Dẫn chất salicylat.
+ Thuốc chống trầm cảm (IMAO).
+ Thuốc ức chế men chuyển: Captopril, Enalapril,…
+ Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II.
+ Thuốc chẹn Beta giao cảm không chọn lọc.
+ Rượu.
– Kết hợp với Pioglitazone: có thể gây suy tim ở bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh tim, do đó cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.
Chưa có báo cáo nào trên lâm sàng về nguy cơ gây dị tật thai nhi hoặc xảy ra phản ứng có hại đối với trẻ đang bú sữa mẹ. Mặc dù vậy, khi điều trị với Insulin, cần theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu và nồng độ kali huyết để điều chỉnh liều lượng và chế độ sinh hoạt cho phù hợp.
Do tác dụng tụt đường huyết của Insulin, người lái xe và vận hành máy móc sẽ bị giảm khả năng tập trung. Điều này đem tới rủi ro cao trong việc xử lý tình huống của người điều khiển phương tiện. Vì vậy, cần phải cân nhắc việc sử dụng thuốc cho đối tượng này.
– Cần phải đổi vị trí tiêm dưới da thường xuyên.
– Trước khi tiêm, quan sát cẩn thận màu sắc dung dịch, hạn sử dụng trên bao bì để chắc chắn không có gì bất thường, thuốc tiêm đảm bảo độ an toàn và ổn định.
– Để sản phẩm ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Không được để ở ngăn đá tủ lạnh.
– Lọ chưa mở: Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C.
– Sau sử dụng lần đầu: Bảo quản dưới 30 độ C.
Thuốc được sản xuất bởi công ty nước ngoài và được nhập khẩu về Việt Nam nên có giá thành tương đối cao. Để được tư vấn cũng như mua được sản phẩm chính hãng, giá cả hợp lý, khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline ở trên.
– Tác dụng tốt.
– Hiệu quả nhanh, tức thời.
– Sinh khả dụng cao.
– Dùng được cho cả trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
– Giá thành khá cao.
– Thuốc tiêm đòi hỏi kỹ thuật tiêm.
– Nổi mẩn đỏ, sưng tấy tại vị trí tiêm trong thời gian đầu.
– Hay gặp rối loạn tiêu hóa.
– Ảnh hưởng tới khả năng điều khiển phương tiện và vận hành thiết bị.
Bài viết Phương pháp tiếp cận các biến chứng tim mạch cấp tính trong nhiễm trùng COVID-19 được dịch bởi Bác sĩ Đặng Thanh Tuấn từ bài viết gốc: Approach to Acute Cardiovascular Complications in COVID-19 Infection
Bệnh do coronavirus mới 2019, còn được gọi là COVID-19, là một đại dịch toàn cầu với các biểu hiện chính về đường hô hấp ở những người có triệu chứng. Nó đã lan rộng đến hơn 187 quốc gia với số lượng bệnh nhân bị ảnh hưởng ngày càng tăng nhanh. Bệnh tim mạch tiềm ẩn có liên quan đến các biểu hiện nghiêm trọng hơn của COVID-19 và tỷ lệ tử vong cao hơn. COVID-19 có thể có liên quan đến bệnh tim nguyên phát (loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim và viêm cơ tim) và thứ phát (tổn thương cơ tim/tăng dấu ấn sinh học và suy tim). Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy tuần hoàn. Tổng quan này thảo luận về việc trình bày và quản lý bệnh nhân bị biến chứng tim nặng của bệnh COVID-19, với trọng tâm là phương pháp tiếp cận nhóm Tim-Phổi trong quản lý bệnh nhân. Hơn nữa, nó tập trung vào việc sử dụng và chỉ định hỗ trợ tuần hoàn cơ học cấp tính trong sốc tim và/hoặc hỗn hợp.
Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây ra bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19), hiện đã xuất hiện trên khắp thế giới và đã lây nhiễm cho > 4.137.591 cá nhân tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2020.[1] Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố sự lây lan của COVID-19 là một đại dịch. Bệnh nhân có các bệnh đi kèm từ trước, đặc biệt là bệnh tim mạch (CVD), dường như có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng hơn. Ngoài các biến chứng phổi đáng sợ như hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), COVID-19 có thể dẫn đến tổn thương và rối loạn chức năng cơ tim cấp tính, có thể thú c đa y hoặc góp phần gây sốc và suy đa cơ quan.
SARS-CoV-2 là loại coronavirus thứ bảy lây nhiễm sang người. Virus này tương tự như SARS-CoV từ đợt bùng phát SARS năm 2002 và Coronavirus gây Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) từ đợt bùng phát MERS năm 2012.[2,3[ Mặc dù COVID-19 được cho là ít gây chết người hơn SARS và MERS, nhưng nó đã gây bệnh nhiều hơn cả hai cộng lại. Tỷ lệ tử vong theo trườ ng hợ p (case fatality rate) khác nhau tùy theo quốc gia và độ tuổi; dao động từ 0,25% đến 5,7% và đã có > 283.526 ca tử vong cho đến nay.[1,4,5[ R0 trung bình hiện tại, một đại diện định lượng của khả năng lây nhiễm hoặc tái tạo cơ bản, của COVID-19 được ước tính là 5,7 (KTC 95%, 3,8–8,9). [6–9[ R0 lớn hơn SARS (R0: 2–4) và MERS (R0: 2,5–7,2), và gần gấp bốn lần so với cúm theo mùa.[10–12]
Thành phố New York, tâm chấn của đợt bùng phát COVID-19 của Hoa Kỳ, có 178.766 trường hợp bệnh, 44.812 trường hợp nhập viện và 14.753 trường hợp tử vong được xác nhận tính đến ngày 10 tháng 5 năm 2020.[13] Một nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành kháng thể ở Bang New York trên 15.000 bệnh nhân cho thấy 12,3% dân số dương tính với kháng thể. [14] Số ca nhiễm COVID-19 thực sự ở New York có khả năng cao hơn con số được xác nhận vì có một tỷ lệ lây truyền bệnh không có triệu chứng cao đã biết. Tỷ lệ ước tính không có triệu chứng của những người mắc bệnh được tính là từ 13% đến 41%. [15– 17] Tại trung tâm của chúng tôi, 215 bệnh nhân sản khoa không có triệu chứng đến sinh được sàng lọc SARS-CoV-2 và 29 trường hợp (13,7%) có kết quả dương tính.18 Ở các thành phố đông đúc, tỷ lệ lây truyền không có triệu chứng cao này đặc biệt là một thách thức để ngăn chặn.
CVD (cardiovascular disease) là một bệnh đi kèm phổ biến ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19 có triệu chứng như đã thấy với SARS và MERS2; tỷ lệ mắc tăng huyết áp dao động từ 35% đến 57%, bệnh mạch vành 10% đến 17% và suy tim sung huyết (CHF, congestive heart failure) 6% đến 7%.[19–22] Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thậm chí còn cao hơn trong số những bệnh nặng; một loạt trường hợp cho thấy tỷ lệ mắc CHF từ trước là 42,9% ở những người cần chăm sóc tại đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).[23] Việc giải thích về mối liên quan này là không rõ ràng và liệu COVID-19 có khuynh hướng cụ thể đối với bệnh nhân CVD hay không vẫn chưa được nghiên cứu. Đáng chú ý, bệnh nhân CVD dường như có nguy cơ tăng các biểu hiện nghiêm trọng của bệnh COVID-19, và 30% đến 35% trường hợp tử vong liên quan đến COVID có CVD cơ bản.[24,25] Các báo cáo của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tử vong trong trường hợp này tăng lên (10,5%) ở những người có CVD so với tỷ lệ tử vong theo trường hợp là 0,9% ở những người không có bệnh đi kèm.[26]
Trong bài đánh giá này, tác động của COVID-19 lên hệ tim mạch sẽ được chia thành liên quan đến tổn thương tim nguyên phát hoặc thứ phát; Tất nhiên có nhiều sự trùng lặp giữa 2. Tổn thương tim nguyên phát của bệnh COVID-19 bao gồm rối loạn nhịp tim, hội chứng mạch vành cấp (ACS, acute coronary syndrome) và viêm cơ tim. Liên quan đến tổn thương tim thứ phát thường là do hội chứng viêm toàn thân và có thể biểu hiện dưới dạng tổn thương cơ tim cấp tính/tăng dấu ấn sinh học và CHF. Liên quan đến tổn thương tim thứ phát thường đi kèm với các bằng chứng khác về tổn thương cơ quan nội tạng. Cuối cùng, chúng tôi sẽ xem xét các biến chứng mạch máu bổ sung của bệnh COVID-19, và sau đó thảo luận về các chiến lược xử trí đối với những bệnh nhân bị sốc hoặc bị CHF mãn tính trong điều kiện COVID-19.
Trong khi có rất ít tài liệu mô tả chi tiết các biến chứng loạn nhịp tim liên quan đến COVID-19, có báo cáo về nhịp nhanh thất và rung thất là biểu hiện muộn của COVID-19. Một loạt trường hợp ban đầu từ Trung Quốc báo cáo tỷ lệ rối loạn nhịp tim là 16,7% nhưng không nêu rõ nguyên nhân hoặc loại.[27] Một báo cáo sau đó cho thấy tỷ lệ rối loạn nhịp tim ác tính là 5,9%, với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng kể ở những người có bằng chứng tổn thương cơ tim (17,3% so với 1,5%, P <0,001). [25] Điều này có lẽ gợi ý rằng tổn thương cơ tim có thể đóng vai trò là nền cho rối loạn nhịp tim tiếp theo, và rối loạn nhịp tim thường xuyên nên làm tăng nghi ngờ về quá trình viêm cơ tim. Hiện tượng này một phần có thể giải thích cho sự gia tăng các vụ ngưng tim ngoài bệnh viện được báo cáo trong thời kỳ đại dịch COVID-19.[28] Tuy nhiên, đáng chú ý là phân tích các vụ ngưng tim tại bệnh viện ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19 dường như hiếm khi là loại rối loạn nhịp có thể sốc điện được (89,7% vô tâm thu, 4,4% hoạt động điện vô mạch [pulseless electrical activity] và 5,9% rối loạn nhịp có thể sốc điện được). [29]
Một số liệu pháp điều trị bằng thuốc đang nghiên cứu hiện nay, chẳng hạn như hydroxy- chloroquine (có hoặc không có azithromycin), có thể ảnh hưởng xấu đến thời gian QTc và sau đó dẫn đến loạn nhịp tim.30–32 Điều trị đồng thời hydroxychloroquine với azithromycin có liên quan đến kéo dài QTc lớn hơn và nguy cơ QTc >500 ms.[31,32] Những người có QTc cơ bản ≥ 450 ms có nhiều khả năng phát triển QTc kéo dài hơn (tỷ lệ chênh lệch đã điều chỉnh, 7,11 [95% CI, 1,75–28,87]).[31] Do đó, đánh giá điện tâm đồ ban đầu sau khi bắt đầu dùng các loại thuốc này theo dõi điện tâm đồ lặp lại sẽ được thực hiện thường xuyên ngay cả trong trường hợp không có tổn thương tim được biết. Trong một số bối cảnh, các máy theo dõi (monitor) điều khiển từ xa có thể được cài đặt để hiển thị liên tục thời gian QTc nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc của nhân viên y tế. Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa sau đây nên được thực hiện ở những người đang điều trị bằng hydroxychloroquine: (1) giảm liều cho bệnh nhân suy thận nặng (50% đối với độ thanh thải creatinin < 10 mL/phút), (2) điều chỉnh điện giải tích cực trước khi sử dụng, và (3) tránh hoặc theo dõi cẩn thận đối với những bệnh nhân QT dài bẩm sinh hoặc những người đang điều trị nhiều loại thuốc kéo dài QT.[33,34] Nhận biết nhịp tim chậm và ngừng sử dụng thuốc gây nhịp tim chậm là rất quan trọng vì đợt xoắn đỉnh thường xảy ra trước nhịp tim chậm hoặc tạm dừng.[34] Cuối cùng, khoảng RR không đều có thể ảnh hưởng đến phép đo QT, có khả năng dẫn đến đánh giá thấp độ dài khoảng QT thực tế.
Nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân COVID-19 có thể tăng lên, ít nhất là một phần, do tỷ lệ cao của hạ kali máu.[35] SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào bằng cách liên kết với thụ thể ACE (men chuyển)-2, có thể tăng cường bài tiết kali qua nước tiểu do tăng sẵn angiotensin II.[35] Điều trị rối loạn nhịp tim nên tập trung vào việc giải quyết tất cả các nguyên nhân có thể hồi phục, đặc biệt là các bất thường về điện giải, và tuân theo các hướng dẫn tiêu chuẩn về xử trí loạn nhịp tim. Trong bối cảnh rối loạn nhịp thất thường xuyên và không kiểm soát được, không đáp ứng với điều trị chống loạn nhịp, nên cân nhắc đặt máy tạo nhịp qua đường tĩnh mạch và hỗ trợ tuần hoàn cơ học.
Tỷ lệ ACS tăng lên trong bối cảnh nhiễm virus, có thể do sự mất ổn định của mảng bám qua trung gian viêm. Nguy cơ lây nhiễm COVID- 19 vẫn chưa được biết rõ, nhưng các vi rút khác có liên quan đến nguy cơ tăng gấp 3 đến 10 lần.[36–38]
Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu này, nhiều cơ sở y tế ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á đã kiểm tra lại các quy trình quản lý ACS của họ, có tính đến những rủi ro tiềm ẩn khi nhân viên y tế tiếp xúc và sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân. Trong trường hợp chăm sóc nhồi máu cơ tim ST không chênh lên (non–ST-segment–elevation myocardial infarction), kết quả xét nghiệm COVID-19 thường có thể thu được trước khi xác định thêm kế hoạch chăm sóc của bệnh nhân. Chăm sóc nhồi máu cơ tim đoạn ST chênh lên (STEMI) có nhiều sắc thái hơn. Khả năng hạn chế của thử nghiệm COVID-19 nhanh chóng ở Hoa Kỳ là một thách thức do tính cấp thiết của việc chăm sóc STEMI. Ngoài ra, có nhiều báo cáo về bệnh cảnh bắt chước STEMI, chẳng hạn như viêm cơ tim. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị COVID-19 có thể không có các triệu chứng đau thắt ngực cổ điển. Với những thách thức bổ sung này, phân tầng nguy cơ, kiểm tra điện tâm đồ cẩn thận và siêu âm tim xuyên thành ngực tại giường hạn chế hoặc siêu âm tim điểm chăm sóc (point of care) đều có thể được sử dụng để giúp hướng dẫn đưa ra quyết định lâm sàng.[39,40] Một loạt trường hợp từ New York đã đánh giá 18 bệnh nhân COVID- 19 bị STEMI trên điện tâm đồ; trong số những bệnh nhân này, 6 (33%) có biểu hiện đau ngực, 14 (78%) có đoạn ST chênh lên khu trú, 6 (35%) có bất thường chuyển động thành khu trú trên siêu âm tim xuyên thành ngực, và 8 (44%) được chẩn đoán lâm sàng nhồi máu cơ tim.[41] Tổng cộng có 9 (50%) bệnh nhân được chụp mạch vành, trong đó 6 (67%) cho thấy có tắc nghẽn.[41] Để đối phó với mức độ nghiêm trọng lan rộng của đại dịch này ở New York, tại cơ sở của chúng tôi, chúng tôi đã phát triển một kế hoạch chăm sóc STEMI theo cấp độ dựa trên mức độ khủng hoảng của hệ thống bệnh viện. Do những bệnh cảnh bắt chước STEMI tiềm ẩn cũng như nguy cơ tiếp xúc với nhân viên trong quá trình thực hiện quy trình đặt ống thông trong phòng thông tim, ngưỡng kích hoạt phòng thông tim cao hơn được ưu tiên. Trong hầu hết các trường hợp, can thiệp mạch vành qua da nguyên phát được ưu tiên hơn; Tiêu sợi huyết bằng tenecteplase nên được dành cho những trường hợp hết sức hạn chế về nguồn lực và nếu cần, chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận. Ngoài lộ trình STEMI, quyết định kích hoạt phòng thông tim được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, cân bằng nhiều yếu tố, chẳng hạn như vị trí nhồi máu, ổn định huyết động và nguy cơ chảy máu.[40]
Có nhiều cân nhắc bổ sung có thể ảnh hưởng đến cách tiếp cận lâm sàng và quản lý ACS ở bệnh nhân đồng thời nhiễm COVID-19, bao gồm kiểm soát nhiễm trùng và tiếp xúc với nhân viên. Điều này đã được đề cập thêm trong một bài báo cáo vị trí của Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Can thiệp và Chụp mạch máu Tim mạch.42 Các biện pháp bảo vệ để đảm bảo sự an toàn của nhân viên là điều tối quan trọng; tính đến ngày 9 tháng 4 năm 2020, đã có 9282 trường hợp COVID-19 tại Hoa Kỳ trong nhân viên y tế, trong đó 723 (8% –10%) phải nhập viện, 184 (2% –5%) yêu cầu nhập viện ICU và 27 (0,3 % – 0,6%) đã chết.[43]
Các bài viết chia sẻ từ Dược sĩ Lưu Anh được tổng hợp lại từ các bài viết của Bác sĩ, Dược sĩ chuyên môn hàng đầu tại Việt Nam, các bài dịch từ phiên bản Tiếng Anh của các tạp chí y khoa lớn như Pubmed, Drugs.com, FDA, The Lancet,... Đặc biệt, Dược sĩ Lưu Anh liên tục cập nhật các Guideline hướng dẫn điều trị mới nhất của các bệnh được biên dịch lại bởi các bác sĩ đầu ngành từ các tài liệu Guideline của tổ chức uy tín trên thế giới mang đến nguồn tài liệu uy tín, cập nhật mới liên tục cho cộng đồng chuyên môn bác sĩ, dược sĩ.